-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
3 yếu tố tạo nên một thế núi đẹp trong thiết kế hòn non bộ
21/08/2018
Để tạo nên một hòn non bộ đẹp cần rất nhiều yếu tố như núi, cây cối, thác nước, chim chóc, hoa lá, chùa chiền.... Tuy nhiên, phần núi non được coi là điểm nhấn đặc biệt quan trọng của hòn non bộ.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ 3 yếu tố tạo nên một thế núi đẹp trong thiết kế hòn non bộ:
Chân núi trong hòn non bộ
Phần chân núi được coi là nền móng của cả công trình tiểu cảnh hòn non bộ. Phần này bao giờ cũng được thiết kế vững chãi ngay từ những công đoạn đầu tiên. Chân núi là lối đi nên cần được bố trí thuận lợi cho việc di chuyển sau này dễ dàng hơn.
Tiếp xúc với chân núi là một mặt phẳng cắt ngang, có thể tiếp xúc với nước hoặc không tùy theo sở thích của từng gia chủ. Tuy nhiên, dù được thiết kế theo kiểu nào thì mặt tiếp xúc với mặt phẳng (hoặc nước) cũng cần gây được ấn tượng đối với người xem. Từ đây bạn sẽ cảm nhận thấy nước đang ngậm núi hoặc núi mọc lên từ đất.
Ở khu vực chân núi, nơi các cạnh tiếp xúc với nhau tạo thành một góc, phần tiếp xúc với mặt hồ ở thế dốc đứng hay trải dài và men chân núi phải thể hiện các yếu tố bất kỳ của tự nhiên: lồi ra, lõm vào, không đều đặn, không lặp lại.
Chân núi là phần nền, chân được tính từ phần thấy được trên mặt nước và phần đá ngầm. Chân núi cần thể hiện được sự vững chắc, đảm bảo thể hiện sự ổn định cho gia chủ sở hữu chúng. Tại phần chân núi, người chơi thường sắp xếp ao hồ, ruộng vườn hay cây cối tạo cảnh quan xung quanh.
Sườn núi và ngọn núi
Sườn núi là nơi quy tụ và phô diễn hết cảnh trí nên hòn non bộ đẹp hay xấu, hấp dẫn hay sống động phụ thuộc lớn vào khu vực này. Phần sườn núi cho phép người chơi thỏa sức sáng tạo như đặt các thác nước, con suối, hang động, khe rãnh, đình chùa,… Nhưng cần tránh việc quá tham lam bày trí quá nhiều khiến khung cảnh mất đi sự yên bình của thiên nhiên hoang sơ. Hoặc tránh đặt những sự mâu thuẫn, vô lý hoặc tiêu cực, xấu – ác.
Ở khoảng sườn núi thường được tổ chức các loại suối, lối mòn, hang động, hang sâu, cây cầu, bonsai. Trong quá trình sắp xếp đá, người ta thường cố ý làm ra các khe nứt, rãnh sâu, dọc, xiên, hang hốc, bờ dốc, bậc đá. Kết nối các tảng đá với những hình dạng cao thấp không đều để tạo nên sự ấn tượng.
Hay cố ý để những mỏm đá chơ vơ để tạo khe trống nhìn thấy cảnh vật xung quanh, tạo cảm giác gió thổi, tuy nhiên tỷ lệ về khe hở giữa ngọn núi hay sườn núi đừng quá lớn. Vì ở giữa núi nên đá được nối tiếp dày đặc nhất để tọa không gian thoáng, mắt không bị chắn, bít gây cảm giác nặng nề. Thế núi tạo nên những lối đi bí hiểm thoạt nhìn không phát hiện ra vì khuất lấp vào những gốc cây cổ thụ hay phía sau các vách dựng.
Theo Ninh Binh Stone
Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.