Nghề chạm khắc đá ngày nay

Admin 07/12/2017

Bạn đã bao giờ tự hỏi nghề chạm khắc đá hình thành khi nào hay chưa? Để hình thành nên nghề chạm khắc đá ngày nay thì chắc hẳn nghề chạm khắc đá xưa kia cũng đã trải qua những bước thăng trầm, lúc phát triển lúc suy tàn.
Nghề chạm khắc đá xưa kia có lẽ hình thành từ thờ tiền cổ, khi xuất hiện loài người, khi họ bắt đầu biết lấy đá tạo ra lửa, lấy đá ném thú vật và lấy đá mài ra ngọn giáo để giết con thú. Nghề chạm khắc đá lúc hình thành chỉ là tạo ra các sản phẩm đá thô sơ dùng cho sinh hoạt, như tạo ra dao, gươm, giáo...thời gian đã minh chứng thêm rằng con người chính là loài động vật tiến hóa nhất và thông minh nhất bởi ngoài việc tiến hóa về hình dáng chúng ta còn tiến hóa thêm về khối óc, kích thước và vách ngăn. Nếp nhăn càng nhiều chứng tỏ chúng ta ngay càng thông minh. Và có thông minh thì mới có thể tạo ra các sản phẩm thích ứng cho cuộc sống. Lấy cái gì đựng nước khi trời mưa, con người đã lấy đá để chế ra chiếc lu đá đựng nước, lấy gì để nghiền hay giã thức ăn con người đã chế ra chiếc cối cộng với cái chày, lấy gì để mắt cá con người đã dùng đôi tay, vỏ cây để đan thành những tấm lưới và không quên may cho mình những bộ quần áo để mặc trên người. Từ những chế tạo thô sơ phục vụ nhu cầu đời sống dần dần con người đã đạt đến trình độ cao hơn và cho đến nay nghề điêu khắc đá đã đạt đến độ tinh xảo.

Vào thời Lý nghề điêu khắc đá đã được coi là một nghề phát triển và được nhiều người ngưỡng mộ. Chính những văn bia, cuốn thư đá lăng mộ trong các cung điện, ngôi đền, đình chùa đã phản ánh nét tinh xảo và công nhận tài hoa của những người thợ đá. Từ đây những người thợ đá bôn ba khắp cả nước để xây dựng công trình, và họ đã định cư tại những nơi có đủ điều kiện giúp họ phát triển. Và nghề chạm khắc đá ngày nay đã hình thành nhiều cơ sở sản xuất đá nổi tiếng là như vậy. Nhưng quy tụ lại ông tổ của các làng đá chủ yếu đều có nguồn gốc từ Thanh Hóa và tiêu biểu là 2 làng nghề điêu khắc đá nổi tiếng: Làng nghề điêu khắc đá Ninh Vân Ninh Bình và làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước. Hai cơ sở điêu khắc đá này rất nổi tiếng là một khẳng định hùng hồn về việc thế hệ sau này luôn bảo tồn và lưu giữ nền văn hóa, lưu giữ nghề chạm khắc đá mãi mãi không bị mai một.

Bảo tồn và phát triển từ những sản phẩm thô sơ phát triển thành những sản phẩm tinh xảo công lao lớn nhất phải kể đến là những người thợ điêu khắc. Họ chính là những viên đá quý mà giới tạo háo đã dâng tặng cho đời, cho nghề chạm khắc đá ngày nay. Với hàng nghìn năm hình thành và phát triển, nghề chạm khắc đá ngày nay đã vươn lên một tầm cao mới, tầm cao trong sáng tạo nghệ thuật và hội nhập. Sản phẩm điêu khắc đá Việt Nam đã có thể tự hào và sánh vai cùng các sản phẩm điêu khắc khác trên thế giới.
Nét đẹp của dân tộc Việt – giá trị văn hóa từ các làng nghề thủ công luôn hình thành từ lòng yêu nước. Vì vậy người đi trước hãy là người khơi nguồn đam mê và cảm hứng sáng tạo cho các thế hệ đi sau để các làng nghề thủ công truyền thống nói chung và nghề chạm khắc đá ngày nay nói riêng mãi mãi vững bền.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN