Ngôi mộ đá lớn nhất ở việt nam

Admin 07/12/2017

Ngôi mộ cổ bằng đá lớn nhất ở Việt Nam thuộc về mộ cổ Cự Thạch ở Hàng Gòn tỉnh Đồng Nai. Vào năm 1927 kỹ sư cầu đường người Pháp tên là Jean Bouchot phát hiện khi ông tiến hành chỉ đạo mở con đường trục Bà Rịa – Long Khánh. Được đánh giá là ngôi mộ đá lớn nhất ở Việt Nam ra đời khoảng những năm 200 – 100 trước Công nguyên.

Toàn cảnh ngôi mộ đang được bảo tồn tại chỗ.

Kích thước ngôi mộ dài hơn 420 cm, ngang 270cm, cao 160cm. Điều đặc biệt là ngôi mộ được ghép bởi các khối đá hoa cương nguyên khối thành hình một quan tài đồ sộ. Theo tính toán khối lượng đá ở đây nặng khoảng trăm tấn, một con số vô cùng lớn so với trình độ kỹ thuật thời bấy giờ. Vậy nên nhiều người thắc mắc tại sao người ta lại có thể vận chuyển, đẽo gọt và sắp xếp được khối lượng đá đó thành ngôi mộ trong khi theo các nhà địa chất Việt Nam thì loại đá này chỉ có ở Phan Rang và Đà Lạt. Vây làm người ta đã xây mộ bằng hình thức nào?

Khi các nhà khoa học tiến hành khai quật xuống đến độ sâu khoảng hơn 1,5m thấy rất nhiều các trụ đá, cột đá lớn, theo nhận định thì đây là các trụ để thực hiện việc lắp ghép các khối đá bằng ròng rọc. Bên trong ngôi mộ khi khai quật chỉ thấy có đất sét đỏ, được dự đoán là cốt lâu năm đã tan thành đất và lớp đất bên ngoài tràn vào qua những khe hở lấp đầy khoảng trống bên trong.

Chiều cao và độ rộng lớn của ngôi mộ được lắp ghép bẳng các tấm đá khối.

Tìm kiếm xung quanh người ta thấy có các mảnh đồ gốm, được làm khá cầu kì, kĩ thuật nặn, tạo nét trang trí khá tinh xảo chứng tỏ có một nền văn minh nào đó đã phát triển đến một bước tiến lớn thời kì bấy giờ. Ngoài ra còn nhiều mảnh đá bị gò, xẻ ra, các công cụ lao động bằng đá cũng có mặt ở xung quanh ngôi mộ.

Quy mô của ngôi mộ đá này khá lớn và được xây lắp theo một trình tự hết sức logic, theo đó người ta cho rằng đây có thể là một chứng tích về nền văn minh nào đó dọc theo lưu vực sông Đồng Nai.

Sau nhiều lần khai quật, tìm hiểu của các đoàn nghiên cứu trong nước - quốc tế đã đặt gia giả thiết về chủ nhân của ngôi mộ này có thể là một thủ lĩnh, người có quyền thế, sức mạnh được cộng đồng cư dân tôn thờ, kính trọng. Tuy nhiên đến nay vẫn chỉ là giả thiết, tất cả các kỹ thuật xây mộ, đồ tùy táng hay những thứ nhặt được xung quanh chưa chứng minh được thuộc về nền văn hóa nào và chủ nhân ngôi mộ đá hoa cương là ai? Đây tiếp tục là chủ đề tìm hiểu cho các thế hệ nhà khoa học thế hệ sau.

Ngoài ra ở nước ta cũng có một số ngôi mộ đá cổ được phát hiện ở khắp nơi trên cả nước, chủ yếu là mộ đá Thanh Hóa, tuy nhiên không to lớn như ngôi mộ này. Chứng tỏ từ thời xa xưa người Việt đã trọng hình thức địa táng cho người đã mất với niềm tin sắt đá rằng linh hồn người chết vẫn sẽ tồn tại vĩnh hằng. Và những quan niệm tâm linh như vậy lưu truyền cho đến ngày nay.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN