Tượng phật thích ca ngồi trên đài sen

Admin 07/12/2017

    Rất nhiều người hiện nay khí đến chùa vẫn chưa phân biệt được đâu là Tôn tượng A Di Đà, đâu là Phật Thích Ca Mâu Ni. Nói về điều này ta có thể lấy một minh chứng làm ví dụ khi vào trong các chùa Phật giáo Bắc Tông, ngay giữa chánh điện hoặc thờ một tượng Phật Thích Ca, hoặc thờ ba tượng ngồi ngang, đức Thích Ca ngự giữa, bên phải đức Phật Thích Ca là Phật A Di  Đà, bên trái là Phật Di Lặc (Phật tương lai).

Lối thờ nầy tượng trưng tam thế Phật, Phật Thích Ca là Phật hiện tại, Phật Di  Đà là Phật quá khứ, tượng Phật Di Lặc là Phật tương lai. Bất cứlối thờnào,  đức Thích Ca  đều ngự  ở giữa, nên cũng gọi Ngài là đức Trung Tôn. Tượng Phật Thích Ca không giống người  Ấn  Độ, mà tùy ởnước nào tạo tượng Ngài giống người nước  ấy. Ngài ngựtrên  đài sen, hai tay  để  ấn tam muội,  đôi mắt khép lại ba phần tư(3/4). 

tuong phat

Nhìn sơ qua hình tượng đức Phật Thích Ca, chúng ta  đã thấy những điểm cách xa thực tế. Tại sao người ta không tạo tượng Ngài thật giống người  Ấn  Độ ngồi trên tòa cỏ dưới cội cây Bồ Đề? Bởi vì Bắc Tông Phật giáo quan niệm đức Phật không phải căn cứvào con người xác thịt tầm thường, mà thấy Phật là pháp thân thường trụ. Hiện thân Thái Tử Sĩ  Đạt Ta tu hành thành Phật, chỉlà một giai đoạn, một hóa thân tùy cơcảm của chúng sanh thị hiện đấy thôi. Đã là hóa thân tùy cơcảm thì ở  đâu có cảm đức Phật  đều ứng hiện như nguyện để  độ họ. Vì thế,  ở Việt Nam, cảm mộ Phật, Phật sẽ thị hiện người Việt Nam,  ởTrung Hoa cảm mộ Phật, Phật sẽ hiện người Trung Hoa  để hóa  độ...  Đó là tư tưởng siêu thực, không còn thấy Phật ởtrong một hình thức cố  định nào. Đức Phật đã đồng hóa theo từng dân tộc, từng chủng loại. Do tư tưởng nầy, Bắc Tông Phật giáo  đối với  đức Phật không thấy xa lạ, mà rất gần gũi thân mật và phát sinh tín ngưỡng "Phật tùy tâm hiện". Ta hãy nghe vị Quốc Sư núi Yên Tửnói với vua Trần Thái Tôn, khi ông nầy lên núi cầu đạo: "Núi vốn không có Phật, chỉ có  ởtâm. Lắng tâm mà thấy,  đấy gọi là chân Phật. Nay bệ hạ muốn giác ngộtâm  ấy thì  đứng  ởtrần gian mà thành Phật, không phải khốn khổ cầu Phật ở ngoài".Đã tin Phật tùy tâm hiện, nếu tâm mình tưởng Phật tức là có Phật hiện đến. Do đó phát sinh tín ngưỡng "Phật hiện cứu khổmọi người". Cho nên, những khi lâm tai, mắc họa, người ta hay thành kính, lễmễcầu Phật hiện mách bảo cho phương cách thoát khỏi tai họa. Phật ngự trên  đài sen cũng là một ý nghĩa tượng trưng siêu thực. Bởi vì hoa sen được biểu thịcho  đức tánh thanh tịnh và giải thoát. Hoa sen phát xuất trong lòng vũng bùn nhơ nhớp, mà vẫn tỏa ra mùi hương thanh khiết.  Đó là  đặc tính không thể tìm  được trong các loài hoa khác. Nằm giữa vũng bùn nhơnhớp, mà không bị lây nhiễm mùi hôi hám, trái lại còn  đầy  đủ hương vị thơm tho, đó mới thật là thanh tịnh. Vì cái thanh tịnh ngay giữa chỗ ô uế, mới chơn thật thanh tịnh. Nếu hoa sen mọc giữa bãi cát trắng phau, hay trên gò  đất khô sạch sẽ, dầu có hương sắc gấp mấy lần hơn vẫn không  được quý trọng. Bởi nó chui từvũng bùn hôi hám mà lên, lại giữ  được tánh cách thanh khiết, nên mới được mọi người hâm mộ.

Tượng phật ngồi đài sen

Đôi mắt đức Phật đăm chiêu nhìn xuống là biểu thịquán sát nội tâm. Giáo lý Phật dạy là giáo lý nội quan, luôn luôn phản chiếu nội tâm để tự giác tự ngộ. Tâm mình là chủ nhân ông của mọi hành  động, mọi nghiệp quả. Ngộ  được tự tâm là thấy  được nguồn gốc vũ trụ và nhơn sinh. Vì thế, Phật giáo chủ trương con người làm chủ mọi quảbáo an lạc hay  đau khổ của mình. Muốn tránh quả khổ  đau, cầu quả an lạc, con người phải tự sửa đổi hành vi trong tâm niệm và hành động nơi tự thân mình. Một tâm niệm lành, một hành động tốt sẽ  đến cho ta kết quảan vui hạnh phúc. Ngược lại, một tâm niệm ác, một hành động xấu sẽ chuộc lấy kết quảkhổ  đau vềnơi mình. Chỉ có ta mới  đủ thẩm quyền ban phúc giáng họa cho ta. Sự cầu cạnh, sự van xin nơi tha nhân hay thần linh, nếu có chỉ là phần phụ thuộc không đáng kể. Cho nên, ta phải quán sát lại ta,  để luyện lọc tâm tánh và sửa  đổi hành  động của mình. Ách yếu của sự tu hành là phản quán tự tâm. Vua Trần Nhân Tôn hỏi về bổn phận, tôn chỉ thiền, TuệTrung Thượng sĩ đáp: "Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha tắc" (Soi lại nơi mình là bổn phận, không từnơi người mà được). (Tam tổthực lục) Những phút sống lại nội tâm đương nhiên đôi mắt đăm chiêu nhìn xuống. Như khi chúng ta kiểm soát lại tâm tư hay hành động của mình, dù đi, đứng, ngồi đôi mắt chúng ta nhất  định phải nhìn xuống. Khi chúng ta muốn van xin  điều gì với những người  đáng kính bên ngoài dĩ nhiên  đôi mắt phải trông lên vị  ấy. Vì thế, khi nhìn lên  đôi mắt  đức Phật,  đôi mắt các vịthánh của tôn giáo khác, chúng ta có thể nhận biết tôn giáo nào chủ trương nội quan, tôn giáo nào chủ trương ngoại quan.

Trên đảnh đức Thích Ca có cục thịt nổi cao gọi là nhục kế(cục thịt đỏ), để biểu thị cho trí tuệtuyệt vời. Theo các kinh Pháp Hoa, Hoa Nghiêm... trên  đảnh  đức Phật có tướng không thể thấy, tướng ấy bậc BồTát từ Sơ  địa trở lên chỉ thấy được  đôi phần, trừ Phật với Phật mới thấy trọn vẹn. Tướng ấy biểu thị cho pháp thân. Vì chúng sanh không thểthấy nên gọi là "Vô kiến đảnh tướng". Chung quanh tượng Phật có những tia hào quang sáng chiếu để tiêu biểu ánh sáng trí tuệcủa Phật lúc nào cũng soi sáng thế gian. Theo trong kinh nói chung quanh đức Phật luôn luôn có hào quang soi sáng một tầm. Bởi vì con người luôn luôn có một lớp nghiệp bao quanh, nếu nghiệp ác thì hiện lên vừng hắc ám, chúng sanh trông thấy kinh sợ, nếu nghiệp thiện thì hiện ra ánh sáng trong lành, chúng sanh trông thấy sanh tâm kính mến. Vì mắt thịt chúng ta quá thô thiển nên không thểtrông thấy rõ ràng, song nếu tinh tế nhận xét cũng có thểbiết  được phần nào. Như người hiền lành  đến trước chúng ta, nhình thoáng gương mặt là ta có cảm tình ngay. Nếu người dữ  đến trước chúng ta, nhìn sơ qua ta tựnhiên nảy sanh ác cảm liền. Cái linh cảm ấy không phải căn cứ vào hình thức, mà nó siêu hình thức. Thiết thực nhứt là các anh đồ tể khi vào xóm làng bị chó theo đuổi sủa không thôi, dù họ chỉ đi tay không cũng thế. Cho nên ngày xưa các vịtu hành đắc đạo, có ai  đến tham học, một phen nhìn qua là các Ngài biết phước duyên kẻ  ấy mỏng hay dày, rồi tùy căn cơ giáo hóa.  Đức Phật là con người thuần thiện, tâm thanh tịnh, trí sáng suốt thì ánh sáng hào quang bao bọc chung quanh là lẽ đương nhiên. Phật giáo Bắc Tông thường thờ tượng Phật Thích Ca sơ sanh. Tượng này hình một hài nhi đứng trên hoa sen, tay mặt chỉlên, tay trái chỉ xuống. Đó là biểu thị một bậc thánh nhân xuất thế, vừa lọt lòng mẹ đã có những hành động siêu phàm. Và câu Ngài thốt ra lúc ấy là:

Trên trời dưới trời, 

Chỉta hơn hết; 
Tất cảthếgian 
Sanh, già, bệnh, chết. 
Nghĩa là từnhơn gian đến các cõi trời, đối với vấn đềsanh, già, bệnh, chết, chỉ có Ngài là người vượt ra và cứu thoát tất cả. Song Bắc Tông Phật giáo thường thường dẫn hai câu đầu thôi, đển hấn mạnh vào chữ"ta" ám chỉpháp thân tuyệt đối, trên trời dưới đất không gì bì kịp.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN